Theo Action Fraud - Dịch vụ Báo Cáo Gian lận của Cảnh sát, số tuổi lớn dần đồng nghĩa với việc nguy cơ bị lừa đảo cũng ít dần. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy những người trong độ tuổi từ 40 đến 59 mới là nhóm người mất mát nhiều nhất khi trở thành nạn nhân của những trò gian lận.
Tờ Telegraph Money cho hay, những kẻ lừa đảo có nhận thức rất rõ về nhóm “con mồi” tiềm năng. Vậy nên họ đã đưa ra một số nhóm phổ biến nhất.
Romance scams – Lừa đảo lãng mạn
Theo dữ liệu của cảnh sát, những tên lừa đảo tình cảm thường nhắm tới đối tượng chủ yếu là người trung niên. Thống kê cho thấy, hơn 40% nạn nhân của loại hình lừa đảo này nằm trong độ tuổi 40 đến 59.
Thông thường, những kẻ lừa đảo sẽ bắt đầu chiêu trò bằng việc làm quen và thể hiện sự thích thú với bạn. Tiếp theo đó, một số rắc rối về tiền bạc hay những ý định mua chung - có thể là một chuyến du lịch - xuất hiện.
Không giống như nhiều trò lừa đảo, những tên lừa đảo tình cảm không đặt ra áp lực về thời gian cho phi vụ của mình. Nó có thể kéo dài nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm. Trong trường hợp tệ nhất, mục tiêu của chúng là ngôi nhà của “con mồi”. Lúc này, kẻ gian sẽ cố gắng khiến nạn nhân rơi vào lưới tình và kết hôn với họ, để có thể thừa kế ngôi nhà khi bạn đời của chúng ra đi.
Các chiêu trò gian lận tình cảm không xảy ra thường xuyên như những trò lừa đảo khác, nhưng chúng thuộc nhóm những trò gian lận gây tổn thất tài chính nhiều nhất. Các nạn nhân trung bình mất 9.000 bảng Anh cho những vụ lừa đảo này.
Investment scams – Lừa đảo đầu tư
Khi nào thì một khoản đầu tư quá tốt để có thể là sự thật? Theo nghiên cứu của Cơ quan Giám sát Thành phố, Cơ quan Quản lý Tài chính, thì đó là khi mức lợi nhuận rơi vào khoảng 30%.
Những ai am hiểu về tài chính đều sẽ biết rằng, một hệ thống được bảo vệ bởi Chương trình Bồi thường Dịch vụ Tài chính, sẽ khó có thể mang lại lợi nhuận nhiều hơn 1 - 2%.
Thay vào đó, những người có ý định đầu tư nên cảnh giác với những mánh khóe kinh doanh của kẻ lừa đảo. Những “con mồi” có thể được nhân viên bán hàng gọi điện, gửi email bất ngờ hoặc có thể tình cờ xem được một đoạn quảng cáo trực tuyến về một khoản đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận.
Những tổn thất cho hành vi lừa đảo là rất lớn. Các số liệu cho thấy những nạn nhân bị lừa đã mất trung bình 15.700 bảng Anh.
Banking scams – Lừa đảo ngân hàng
Những người trung lưu là những người có nhiều tiền nhưng không có nhiều thời gian, nên họ có thể rơi vào cạm bẫy từ những cuộc gọi gây áp lực từ những kẻ mạo danh ngân hàng, cảnh sát và những người khác. Theo dữ liệu của cảnh sát, nhóm người này cũng là mục tiêu chính của tin tặc.
Hơn một phần ba số nạn nhân bị tấn công theo hình thức này là người trung niên, với số phụ nữ bị lừa gạt lớn một chút so với số đàn ông.
Khi nhận được những cuộc gọi như thế này, hãy luôn thắc mắc về người đã gọi cho mình. Nếu bạn đang được ngân hàng gọi về việc tài khoản của bạn đang trống, tại sao họ lại yêu cầu bạn chuyển tiền thay vì làm gì đó khác? Nếu cảnh sát thực sự lo lắng về những kẻ lừa đảo mạo danh ngân hàng, tại sao họ lại yêu cầu bạn chuyển tiền thay vì điều tra và bắt giữ?
Những kẻ lừa đảo này thường tra cứu trước các thông tin của bạn, để bạn có thể tin tưởng họ và dễ bị thu phục. Những thông tin này có thể bao gồm họ tên, địa chỉ và số điện thoại của bạn, nhưng bạn có thể tóm gọn chúng bằng cách hỏi những thông tin mà chỉ người gọi thật sự mới biết.
Scam emails – Email lừa đảo
Lừa đảo qua email đôi khi mang tính thời sự hoặc sử dụng các sự kiện nhạy cảm về thời gian để tạo ra cảm giác cấp bách cho người đọc.
Một trường hợp mới đây nhất, một nhóm người lừa đảo đã giả danh nhà sản xuất vắc xin Pfizer, mục tiêu của chúng là những người cao tuổi nhận vắc xin, nhằm thu thập dữ liệu cá nhân của họ, theo CIFAS - Dịch vụ Phòng chống Gian lận Quốc gia.
Sau quá trình điều tra, những nạn nhân nào không may mảy nghi ngờ - sẽ được chúng thông báo rằng họ đã mắc lỗi trên biểu mẫu của mình và đe dọa phạt tiền nếu nạn nhân không giao nộp thông tin cá nhân.
Sau đó, chúng có thể sử dụng liên kết đến ngân hàng, thẻ tín dụng… để lấy trộm tiền trực tiếp. Tổn thất trong năm 2020 do những vụ lừa đảo mua bán trực tuyến đã giảm 4%, xuống còn 453 triệu bảng Anh, nhưng số lượng vụ gian lận đã tăng 12%, lên con số 2.4 triệu.
“Khi được yêu cầu nhấp vào liên kết, thanh toán hoặc chia sẻ thông tin cá nhân hoặc tài chính của bạn, hãy dừng lại một chút để cân nhắc, xem yêu cầu đó có chính xác hay không - chỉ có những kẻ lừa đảo mới cố gắng thúc giục bạn hoặc làm bạn hoảng sợ” - Amber Burridge của CIFAS chia sẻ.
Phone fraud – Gian lận điện thoại
Khoảng một phần ba số nạn nhân bị lừa qua các cuộc điện thoại là người trung lưu. Những trò lừa đảo gian lận này có xu hướng đem lại phiền phức nhiều hơn, có thể là cuộc gọi nhỡ hoặc tin nhắn văn bản. Những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng các lỗ hổng trong quy định để lừa người dùng gọi đến các số điện thoại phải trả giá cước cao hoặc truy cập các liên kết có thu phí để lấy thông tin vô ích. Khoản thiệt hại thường lên tới hàng chục bảng Anh, nhưng việc gọi tới các số điện thoại của kẻ lừa đảo có thể tốn kém hơn rất nhiều.
Hãy báo cáo tin nhắn rác và không bao giờ gọi lại một số điện thoại không xác định. Nếu cuộc gọi quan trọng, họ sẽ để lại tin nhắn hoặc gọi điện lần nữa./.